Hội thảo chuyên môn phát triển việc Nghiên cứu khoa học cho học sinh Trung học phổ thông
- Thứ năm - 25/04/2019 07:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đến tham dự hội thảo có các giáo viên giảng dạy môn Hóa học, Sinh học của trường: THPT chuyên Lý Tự Trọng; THPT Châu Văn Liêm; THPT Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Việt Hồng, THPT Nguyễn Việt Dũng, THPT An Khánh. Bên cạnh các giáo viên của các trường THPT, hội thảo vinh dự được đón tiếp PGS. TS Bùi Thị Bửu Huê, Trưởng khoa KHTN trường ĐH Cần Thơ là cố vấn và cũng là báo cáo viên của hội thảo.
Các tham luận do các báo cáo viên của Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, THPT Châu Văn Liêm xoay quanh các vấn đề tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án KHKT; cách phát triển một ý tưởng sáng tạo của học sinh thành một đề tài nghiên cứu; cách thức sử dụng các phương pháp thống kê, cách xây dựng bảng câu hỏi điều tra cho các đề tài khoa học hành vi,…
Hội thảo cũng trao đổi về các vấn đề vướng mắc khi thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học. Các vướng mắc đó tập trung vào các vấn đề sau:
- Thiếu ý tưởng, khan hiếm đề tài có nội dung phù hợp với điều kiện trường THPT.
- Quỹ thời gian của giáo viên và học sinh khá eo hẹp.
- Thiếu tài chính cho các dự án.
- Thiếu nhiệt huyết, đam mê trong một số bộ phận giáo viên, học sinh.
Tiến sĩ Bùi Thị Bửu Huê trình bày một tham luận rất thu hút trong hội thảo. Bản tham luận chỉ ra các hạn chế trong cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án nghiên cứu, tựu trung các vấn đề như sau:
- Việc tổ chức nghiên cứu cho học sinh còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược phát triển lâu dài.
- Giáo viên chưa xem nghiên cứu khoa học là việc làm cần thiết không chỉ cho học sinh mà còn cho chính bản thân mình.
- Thiếu sự kết nối một cách hệ thống với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất của địa phương- nơi có các phương tiện nghiên cứu hiện đại mà các ttrường THPT chưa có.
Để tháo gỡ các vướng mắc hiện tại, Tiến sĩ đề xuất các trường cần tăng cường hợp tác với các đơn vị có khả năng hỗ trợ các dự án, tìm các nguồn kinh phí cho dự án thông qua việc xã hội hóa, tài trợ. Về việc tìm các ý tường, các đề tài phù hợp các trường cần tăng cường trao đổi thông tin với các trường Đại học để tìm ra hướng mới trong
việc tổ chức nghiên cứu khoa học cho học sinh.
Qua trao đổi, thảo luận, hội thảo thống nhất một số vấn đề về xây dựng và phát triển việc nghiên cứu khoa học trong trường THPT như sau:
- Xây dựng một chiến lược hoạch nghiên cứu khoa học dài lâu cho học sinh trong toàn trường.
- Tăng cường tuyên truyền giúp cho giáo viên và học sinh thấy được việc nghiên cứu khoa học là hết sức cần thiết trong thời kỳ hiện nay, là một kênh để đo đạc, đánh giá trình độ chuyên môn của giáo viên.
- Phát huy năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên, làm nền tảng, chỗ dựa quan trọng cho học sinh trong quá trình nghiên cứu.
- Thay đổi nhận thức về mục tiêu của nghiên cứu khoa học trong nhà trường không chỉ tiến đến các kỳ thi mà còn tạo dựng những kỹ năng nghiên cứu khoa học
- Đề xuất với nhà trường các chế độ, chính sách ưu đãi hợp lý cho học sinh và giáo viên tham gia các dự án NCKH.
- Tạo kênh thông tin, giao lưu giữa các trường THPT và các trường Đại học để có thể tìm ra các ý tưởng mới, tìm ra nguồn hỗ trợ về nhân lực, cơ sở vật chất.
- Lãnh đạo nhà trường nên có văn bản đề xuất các trường đại học, viện,…hỗ trợ các dự án để tạo hành lang pháp lý cho sự hợp tác của hai bên.
Các tham luận do các báo cáo viên của Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, THPT Châu Văn Liêm xoay quanh các vấn đề tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án KHKT; cách phát triển một ý tưởng sáng tạo của học sinh thành một đề tài nghiên cứu; cách thức sử dụng các phương pháp thống kê, cách xây dựng bảng câu hỏi điều tra cho các đề tài khoa học hành vi,…
Hội thảo cũng trao đổi về các vấn đề vướng mắc khi thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học. Các vướng mắc đó tập trung vào các vấn đề sau:
- Thiếu ý tưởng, khan hiếm đề tài có nội dung phù hợp với điều kiện trường THPT.
- Quỹ thời gian của giáo viên và học sinh khá eo hẹp.
- Thiếu tài chính cho các dự án.
- Thiếu nhiệt huyết, đam mê trong một số bộ phận giáo viên, học sinh.
ThS. Mai Ánh Tuyết (THPT chuyên Lý Tự Trọng) báo cáo trong hội thảo
ThS. Lê Trương Kim Phượng (THPT chuyên Lý Tự Trọng) báo cáo trong hội thảo
ThS. Trương Thị Minh Hải (THPT Châu Văn Liêm) báo cáo trong hội thảo
Tiến sĩ Bùi Thị Bửu Huê trình bày một tham luận rất thu hút trong hội thảo. Bản tham luận chỉ ra các hạn chế trong cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án nghiên cứu, tựu trung các vấn đề như sau:
- Việc tổ chức nghiên cứu cho học sinh còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược phát triển lâu dài.
- Giáo viên chưa xem nghiên cứu khoa học là việc làm cần thiết không chỉ cho học sinh mà còn cho chính bản thân mình.
- Thiếu sự kết nối một cách hệ thống với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất của địa phương- nơi có các phương tiện nghiên cứu hiện đại mà các ttrường THPT chưa có.
Để tháo gỡ các vướng mắc hiện tại, Tiến sĩ đề xuất các trường cần tăng cường hợp tác với các đơn vị có khả năng hỗ trợ các dự án, tìm các nguồn kinh phí cho dự án thông qua việc xã hội hóa, tài trợ. Về việc tìm các ý tường, các đề tài phù hợp các trường cần tăng cường trao đổi thông tin với các trường Đại học để tìm ra hướng mới trong
việc tổ chức nghiên cứu khoa học cho học sinh.
Tiến sĩ Bùi Thị Bửu Huê tại hội thảo
Qua trao đổi, thảo luận, hội thảo thống nhất một số vấn đề về xây dựng và phát triển việc nghiên cứu khoa học trong trường THPT như sau:
- Xây dựng một chiến lược hoạch nghiên cứu khoa học dài lâu cho học sinh trong toàn trường.
- Tăng cường tuyên truyền giúp cho giáo viên và học sinh thấy được việc nghiên cứu khoa học là hết sức cần thiết trong thời kỳ hiện nay, là một kênh để đo đạc, đánh giá trình độ chuyên môn của giáo viên.
- Phát huy năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên, làm nền tảng, chỗ dựa quan trọng cho học sinh trong quá trình nghiên cứu.
- Thay đổi nhận thức về mục tiêu của nghiên cứu khoa học trong nhà trường không chỉ tiến đến các kỳ thi mà còn tạo dựng những kỹ năng nghiên cứu khoa học
- Đề xuất với nhà trường các chế độ, chính sách ưu đãi hợp lý cho học sinh và giáo viên tham gia các dự án NCKH.
- Tạo kênh thông tin, giao lưu giữa các trường THPT và các trường Đại học để có thể tìm ra các ý tưởng mới, tìm ra nguồn hỗ trợ về nhân lực, cơ sở vật chất.
- Lãnh đạo nhà trường nên có văn bản đề xuất các trường đại học, viện,…hỗ trợ các dự án để tạo hành lang pháp lý cho sự hợp tác của hai bên.
Cần Thơ, 23 tháng 4 năm 2019
Người viết
Nguyễn Thị Anh Lương
Nguyễn Thị Anh Lương