Tọa đàm Giáo viên chủ nhiệm Năm học 2020 – 2021 Chủ đề “Xử lý mâu thuẫn trong học sinh”
- Thứ tư - 09/09/2020 21:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhằm mục đích định hướng nhiệm vụ công tác chủ nhiệm năm học 2020-2021 tại trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, đồng thời tạo cơ hội để các giáo viên chủ nhiệm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm – đặc biệt là về vấn đề Làm thế nào để phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc tháo gỡ khúc mắc, giải quyết những mâu thuẫn trong học sinh? từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chủ nhiệm, hướng tới giáo dục học sinh trở thành những con người có tri thức, lễ nghĩa, phát triển nhân cách theo hướng tích cực, vào ngày 07 tháng 9 năm 2020, trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng đã tổ chức buổi tọa đàm giáo viên chủ nhiệm năm học 2020-2021 với chủ đề Xử lý mâu thuẫn trong học sinh. Buổi tọa đàm có sự tham dự của Ban lãnh đạo trường, đại diện Ban chấp hành Đoàn trường, đại diện bộ phận Giáo vụ, toàn thể giáo viên làm công tác chủ nhiệm năm học 2020-2021 và các vị khách mời gồm quý thầy cô từng làm công tác chủ nhiệm nhiều năm và quý thầy cô trẻ chưa tham gia làm chủ nhiệm đến cùng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.
Buổi tọa đàm diễn ra trong gần bốn giờ làm việc nghiêm túc, với ba nội dung trọng tâm: Chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề Xử lý mâu thuẫn trong học sinh; Thống nhất tiêu chí thi đua học sinh năm học 2020-2021; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và hồ sơ chủ nhiệm.
Ở nội dung chủ đề của buổi tọa đàm, quý thầy cô giáo đã được nghe ba bài tham luận với các nội dung cụ thể: Tham luận Xử lý mâu thuẫn giữa học sinh với tập thể lớp của thầy Giã Văn Phú, tham luận Xử lý mâu thuẫn giữa học sinh với gia đình của cô Lê Thị Thu Huyền và tham luận Xử lý mâu thuẫn giữa học sinh với giáo viên bộ môn. Bên cạnh đó, tất cả giáo viên chủ nhiệm tham gia tọa đàm đã cùng trao đổi, chia sẻ thêm kinh nghiệm của bản thân trong những năm làm công tác chủ nhiệm. Có thể thấy, trong một tập thể như trường học, lớp học bao gồm nhiều cá thể với những tính cách, suy nghĩ, lập trường khác nhau, việc nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp kịp thời, những mâu thuẫn, khúc mắc sẽ kéo dài và có thể phát triển thành xung đột nghiêm trọng hơn, có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, đặc biệt chắc chắn sẽ khiến cho hiệu quả học tập – rèn luyện của học sinh sa sút. Vậy, với vai trò người cố vấn, định hướng giáo dục học sinh về mọi mặt, giáo viên chủ nhiệm cần phải có những phương pháp nào để hóa giải, thay đổi hoặc ít nhất là cải thiện những mâu thuẫn trong học sinh? Trải qua quá trình nghe tham luận và trao đổi, tất cả quý thầy cô đều có chung nhận thức về vấn đề với những nội dung cơ bản:
- Mâu thuẫn trong học sinh – dù là với bạn bè, tập thể lớp, hay với gia đình, với thầy cô bộ môn, thầy cô chủ nhiệm… thực chất đều xuất phát từ sự khác biệt về suy nghĩ và không hiểu nhau, do cái tôi cá nhân quá lớn. Vì thế để giải quyết tận gốc những mâu thuẫn này là điều không dễ dàng, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có một quá trình tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá mức độ mâu thuẫn, có sự trao đổi trực tiếp, chân thành với cả hai phía để tìm ra cách tháo gỡ nhẹ nhàng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp. Việc trao đổi, phân tích, tác động của giáo viên chủ nhiệm với học sinh hay với phụ huynh và đồng nghiệp đều phải dựa trên sự cân bằng giữa tình và lý, đảm bảo mục tiêu giáo dục học sinh theo hướng tích cực.
- Khi giải quyết mâu thuẫn của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần có sự quan tâm, yêu thương chân thành. Tình thương của thầy cô sẽ giúp học sinh cảm thấy được chia sẻ, được thấu hiểu và dễ mở lòng, dễ tiếp nhận những điều thầy cô khuyên nhủ. Như thế thì mâu thuẫn cũng sẽ dễ dàng đươc giải quyết hơn.
- Không có một giải pháp nào có thể xem là mẫu mực cho việc giải quyết mâu thuẫn trong học sinh ở mọi trường hợp. Giáo viên chủ nhiệm cần đúc kết kinh nghiệm, áp dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển và tùy vào tình huống cụ thể mà có thể tận dụng sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường như Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Đoàn trường, phụ huynh… để cùng hợp tác giải quyết một cách hiệu quả nhất.
Sau khi trao đổi các nội dung chủ đề, toàn thể giáo viên chủ nhiệm cùng với ban lãnh đạo và ban chấp hành Đoàn trường thống nhất các tiêu chí thi đua học sinh năm học 2020-2021 gồm: Tiêu chí bình chọn lớp tiêu biểu/học sinh tiêu biểu; Tiêu chí bình xét danh hiệu Giáo viên chủ nhiệm giỏi; Quy định tính điểm thi đua tuần; Tiêu chí đánh giá, xếp loại đoàn viên. Về cơ bản, các tiêu chí thi đua nói trên đều vận dụng trên cơ sở văn bản đã áp dụng năm học 2019-2020, có một số điểm mới như sau:
- Bình chọn lớp tiêu biểu: Bình chọn 02 tập thể lớp mỗi khối gồm Lớp tiêu biểu về hoạt động học tập và Lớp tiêu biểu về hoạt động phong trào
- Bình chọn học sinh tiêu biểu: Mỗi lớp bình chọn 01 học sinh tiêu biểu (căn cứ trên thành tích học tập được cộng điểm theo hệ số điểm thưởng quy định), hội đồng thi đua sẽ chọn học sinh có điểm tổng cao nhất ở mỗi khối.
- Về ghi nhận thi đua tuần: bổ sung quy định Nam sinh không được đeo khuyên tai khi đi học; điều chỉnh một số mức điểm cộng trừ cho các vi phạm cá nhân của học sinh, văn bản cụ thể sẽ do bộ phận thi đua học sinh hoàn thiện và sinh hoạt với ban cán sự các lớp.
Phần cuối cùng của buổi tọa đàm, cô Nguyễn Lê Thảo Nguyên – Phó Hiệu trưởng nhà trường đã hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm về thông tư sửa đổi Thông tư 58 về đánh giá xếp loại học sinh, triển khai tóm tắt một số văn bản mà giáo viên chủ nhiệm cần nắm để thực hiện công tác, đồng thời hướng dẫn thực hiện hồ sơ chủ nhiệm và lịch kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm trong năm học. Theo đó, hồ sơ chủ nhiệm do mỗi giáo viên tự thiết kế, thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế công việc của mình, tuy nhiên cần có bốn nội dung bắt buộc là sổ chủ nhiệm (có kế hoạch công tác chủ nhiệm cụ thể), giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp (được thiết kế chi tiết các hoạt động), sổ nghị quyết lớp (thể hiện được các hoạt động của lớp, sự phân công phân nhiệm và giải quyết các vấn đề của lớp) và hồ sơ quản lý học sinh (thể hiện sự quản lý lớp, các biện pháp giải pháp giáo viên đã áp dụng để giáo dục học sinh).
Đúc kết lại nội dung buổi tọa đàm, thầy Huỳnh Bửu Tính – Phó Hiệu trưởng nhà trường giải đáp một số vấn đề về công tác chủ nhiệm đã được thảo luận, đồng thời nhấn mạnh một số điểm quan trọng trong công tác chủ nhiệm năm học 2020-2021 là xây dựng được môi trường học tập rèn luyện kỉ luật tích cực. Ban lãnh đạo nhà trường cũng khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là những cánh tay nối dài của ban lãnh đạo, cùng nhà trường quản lý và giáo dục học sinh, nhằm tạo ra một ngôi trường nề nếp, thân thiện và chất lượng. Từ những định hướng đó, quý thầy cô giáo làm nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm của năm học 2020-2021 có thể lên kế hoạch cơ bản để có được những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết và thành tích cao.
Buổi tọa đàm diễn ra trong gần bốn giờ làm việc nghiêm túc, với ba nội dung trọng tâm: Chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề Xử lý mâu thuẫn trong học sinh; Thống nhất tiêu chí thi đua học sinh năm học 2020-2021; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và hồ sơ chủ nhiệm.
Ở nội dung chủ đề của buổi tọa đàm, quý thầy cô giáo đã được nghe ba bài tham luận với các nội dung cụ thể: Tham luận Xử lý mâu thuẫn giữa học sinh với tập thể lớp của thầy Giã Văn Phú, tham luận Xử lý mâu thuẫn giữa học sinh với gia đình của cô Lê Thị Thu Huyền và tham luận Xử lý mâu thuẫn giữa học sinh với giáo viên bộ môn. Bên cạnh đó, tất cả giáo viên chủ nhiệm tham gia tọa đàm đã cùng trao đổi, chia sẻ thêm kinh nghiệm của bản thân trong những năm làm công tác chủ nhiệm. Có thể thấy, trong một tập thể như trường học, lớp học bao gồm nhiều cá thể với những tính cách, suy nghĩ, lập trường khác nhau, việc nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp kịp thời, những mâu thuẫn, khúc mắc sẽ kéo dài và có thể phát triển thành xung đột nghiêm trọng hơn, có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, đặc biệt chắc chắn sẽ khiến cho hiệu quả học tập – rèn luyện của học sinh sa sút. Vậy, với vai trò người cố vấn, định hướng giáo dục học sinh về mọi mặt, giáo viên chủ nhiệm cần phải có những phương pháp nào để hóa giải, thay đổi hoặc ít nhất là cải thiện những mâu thuẫn trong học sinh? Trải qua quá trình nghe tham luận và trao đổi, tất cả quý thầy cô đều có chung nhận thức về vấn đề với những nội dung cơ bản:
- Mâu thuẫn trong học sinh – dù là với bạn bè, tập thể lớp, hay với gia đình, với thầy cô bộ môn, thầy cô chủ nhiệm… thực chất đều xuất phát từ sự khác biệt về suy nghĩ và không hiểu nhau, do cái tôi cá nhân quá lớn. Vì thế để giải quyết tận gốc những mâu thuẫn này là điều không dễ dàng, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có một quá trình tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá mức độ mâu thuẫn, có sự trao đổi trực tiếp, chân thành với cả hai phía để tìm ra cách tháo gỡ nhẹ nhàng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp. Việc trao đổi, phân tích, tác động của giáo viên chủ nhiệm với học sinh hay với phụ huynh và đồng nghiệp đều phải dựa trên sự cân bằng giữa tình và lý, đảm bảo mục tiêu giáo dục học sinh theo hướng tích cực.
- Khi giải quyết mâu thuẫn của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần có sự quan tâm, yêu thương chân thành. Tình thương của thầy cô sẽ giúp học sinh cảm thấy được chia sẻ, được thấu hiểu và dễ mở lòng, dễ tiếp nhận những điều thầy cô khuyên nhủ. Như thế thì mâu thuẫn cũng sẽ dễ dàng đươc giải quyết hơn.
- Không có một giải pháp nào có thể xem là mẫu mực cho việc giải quyết mâu thuẫn trong học sinh ở mọi trường hợp. Giáo viên chủ nhiệm cần đúc kết kinh nghiệm, áp dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển và tùy vào tình huống cụ thể mà có thể tận dụng sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường như Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Đoàn trường, phụ huynh… để cùng hợp tác giải quyết một cách hiệu quả nhất.
Sau khi trao đổi các nội dung chủ đề, toàn thể giáo viên chủ nhiệm cùng với ban lãnh đạo và ban chấp hành Đoàn trường thống nhất các tiêu chí thi đua học sinh năm học 2020-2021 gồm: Tiêu chí bình chọn lớp tiêu biểu/học sinh tiêu biểu; Tiêu chí bình xét danh hiệu Giáo viên chủ nhiệm giỏi; Quy định tính điểm thi đua tuần; Tiêu chí đánh giá, xếp loại đoàn viên. Về cơ bản, các tiêu chí thi đua nói trên đều vận dụng trên cơ sở văn bản đã áp dụng năm học 2019-2020, có một số điểm mới như sau:
- Bình chọn lớp tiêu biểu: Bình chọn 02 tập thể lớp mỗi khối gồm Lớp tiêu biểu về hoạt động học tập và Lớp tiêu biểu về hoạt động phong trào
- Bình chọn học sinh tiêu biểu: Mỗi lớp bình chọn 01 học sinh tiêu biểu (căn cứ trên thành tích học tập được cộng điểm theo hệ số điểm thưởng quy định), hội đồng thi đua sẽ chọn học sinh có điểm tổng cao nhất ở mỗi khối.
- Về ghi nhận thi đua tuần: bổ sung quy định Nam sinh không được đeo khuyên tai khi đi học; điều chỉnh một số mức điểm cộng trừ cho các vi phạm cá nhân của học sinh, văn bản cụ thể sẽ do bộ phận thi đua học sinh hoàn thiện và sinh hoạt với ban cán sự các lớp.
Phần cuối cùng của buổi tọa đàm, cô Nguyễn Lê Thảo Nguyên – Phó Hiệu trưởng nhà trường đã hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm về thông tư sửa đổi Thông tư 58 về đánh giá xếp loại học sinh, triển khai tóm tắt một số văn bản mà giáo viên chủ nhiệm cần nắm để thực hiện công tác, đồng thời hướng dẫn thực hiện hồ sơ chủ nhiệm và lịch kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm trong năm học. Theo đó, hồ sơ chủ nhiệm do mỗi giáo viên tự thiết kế, thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế công việc của mình, tuy nhiên cần có bốn nội dung bắt buộc là sổ chủ nhiệm (có kế hoạch công tác chủ nhiệm cụ thể), giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp (được thiết kế chi tiết các hoạt động), sổ nghị quyết lớp (thể hiện được các hoạt động của lớp, sự phân công phân nhiệm và giải quyết các vấn đề của lớp) và hồ sơ quản lý học sinh (thể hiện sự quản lý lớp, các biện pháp giải pháp giáo viên đã áp dụng để giáo dục học sinh).
Đúc kết lại nội dung buổi tọa đàm, thầy Huỳnh Bửu Tính – Phó Hiệu trưởng nhà trường giải đáp một số vấn đề về công tác chủ nhiệm đã được thảo luận, đồng thời nhấn mạnh một số điểm quan trọng trong công tác chủ nhiệm năm học 2020-2021 là xây dựng được môi trường học tập rèn luyện kỉ luật tích cực. Ban lãnh đạo nhà trường cũng khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là những cánh tay nối dài của ban lãnh đạo, cùng nhà trường quản lý và giáo dục học sinh, nhằm tạo ra một ngôi trường nề nếp, thân thiện và chất lượng. Từ những định hướng đó, quý thầy cô giáo làm nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm của năm học 2020-2021 có thể lên kế hoạch cơ bản để có được những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết và thành tích cao.